Khi Trẻ 1-3 Tuổi Lên Cơn Tantrum Bố Mẹ Cần Làm Gì?

KHI TRẺ 1-3 TUỔI LÊN CƠN TANTRUM BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ ?

Những cơn bùng nổ giận dữ (thuật ngữ tiếng anh là Tantrum) xảy ra rất thường xuyên ở trẻ, đặc biệt ở trẻ từ 1-3 tuổi, bởi vì ở độ tuổi này, con bắt đầu biết bộc lộ cảm xúc nhưng lại chưa có đủ kỹ năng giao tiếp cùng vốn từ vựng để giải thích cho bố mẹ biết con muốn gì, cần gì. Những cơn ăn vạ, giận dỗi, chống đối, đập phá… đã làm cho bố mẹ bao phen đau đầu. Đôi khi con có thể nổi giận vì những lý do rất nhỏ nhặt mà bố mẹ không thể hiểu được, hay quấy khóc ầm ĩ ở những nơi đông người. Dù như vậy, điều duy nhất bố mẹ cần làm vào lúc đó là “giữ một cái đầu lạnh”, bình tĩnh giải quyết vấn đề.

Có 3 điều bố mẹ tuyệt đối không nên làm khi con nổi cáu và ăn vạ:

🚫Không chiều theo đòi hỏi của con: Nếu con vứt đồ mình đang cầm xuống đất, đừng nhặt lại cho con, nếu con ăn vạ đòi mua một món đồ chơi và bố mẹ chịu mua cho con, vậy con sẽ học được rằng chỉ cần ăn vạ là có thể đòi được bố mẹ mua đồ chơi cho mình.

🚫Không lờ con đi hay trách phạt con: Khi con đang bùng nổ giận dữ cũng là lúc con đang bối rối với những cảm xúc, không biết biểu lộ cảm xúc của mình, và cũng là lúc con rất cần được an ủi vỗ về.

🚫Không giải thích lý lẽ với con: Trong lúc con đang bùng nổ giận dữ, bộ não của con sẽ không thể tiếp nhận bất cứ lời giải thích nào của bạn. Nếu bạn cố đặt ra câu hỏi, phân tích lý lẽ và giải thích với con sẽ chỉ làm tình hình thêm tồi tệ mà thôi. Bạn chỉ có thể phân tích tình hình và chỉ ra đúng sai sau khi con đã hết cơn giận.

Vậy bố mẹ nên làm gì để hóa giải cơn cáu gắt bướng bỉnh này của con? Có một phương pháp gọi là “Những lời nói có sức mạnh ma thuật”.
Khi con giận dữ cũng là lúc con cần được lắng nghe nhất. Bố mẹ hãy ghi nhận những cảm xúc của con, và gọi tên chúng để con được nhận biết cũng như cảm thấy được bố mẹ thấu hiểu.

✅Bố mẹ có thể nói “Con ăn vạ vì con muốn thể hiện ra là con rất muốn cây kẹo đó.”; hay “Khi nào con nguôi giận, mẹ sẽ ôm con một cái thật chặt và chúng ta sẽ cùng xem xét tình hình nhé.”

✅Bố mẹ có thể dùng cách phản chiếu lại những biểu hiện của con. Nếu con đang khoanh tay và nhăn mặt, bố mẹ hãy bắt chước con và nói “Bây giờ con đang khoanh tay lại, và con đang nhăn nhó như thế này.” Nếu con đang nhìn bố mẹ, bố mẹ hãy hít vào một hơi thật sau rất có thể con sẽ vô thức làm theo. Sau đó bố mẹ hãy gọi tên cảm xúc của con. “Con đang bực bội vì muốn có món đồ chơi đó mà không được.”

✅“Bố/mẹ biết con đang rất giận. Bố/mẹ mong có thể giúp con xóa tan cơn giận dữ này. Con có muốn vẽ một bức tranh để thể hiện cảm xúc của con lúc này không?” Hoặc bố mẹ có thể thay việc vẽ bằng một hoạt động tùy thích có thể giúp con ổn định tâm trạng.

✅“Dù thế nào bố/mẹ cũng vẫn yêu con. Con là một em bé ngoan mà. Nhưng bây giờ con phải thôi khóc quấy, và khi nào con hết giận, chúng ta hãy cùng nói chuyện về việc này nhé.”

✅Nếu con cho phép bố mẹ chạm vào mình, bố mẹ đừng ngần ngại trao cho con một cái ôm để giúp con bình tĩnh lại, và các nhà khoa học cũng đã chứng minh một cái ôm kéo dài trong 6 giây thôi cũng đủ tiết ra các hóc-môn gây hạnh phúc.

✅Bố mẹ cũng có thể thông qua sách để nói chuyện với con về những cảm xúc tiêu cực, con không nên làm gì và vì sao. Bên cạnh đó, đọc sách cũng là một hoạt động giúp con bình ổn cảm xúc, ngồi lại và suy ngẫm, mang đến những năng lượng tích cực và rèn luyện tính kiên nhẫn.

Bài Viết Liên Quan

Tử Vi Là Pháp Tu Thân

Lớp học Tử vi của chúng tôi ngày ấy đủ mọi thành phần, kỹ sư, bác sỹ, giáo viên, kiến trúc sư, nhà thơ, nhạc sỹ vv… tất nhiên cũng