Cách học
Phần lớn học sinh tập trung hoạt động học tập vào tài liệu SAU giờ lên lớp. Khi ở trên lớp, họ lắng nghe bài giảng và cố viết nhiều nhất có thể được vào vở của mình. Vì họ không thể viết nhanh hơn điều thầy cô nói, ghi chép của họ bao giờ cũng không đầy đủ. Sau giờ lên lớp, họ cố gắng học những ghi chép lộn xộn này đầy những thông tin và khái niệm thiếu sót. Một số học sinh phải so sánh ghi chép của họ với sách giáo khoa điều làm tốn nhiều thời gian và gây nhiều thất vọng hơn. Những người khác đợi cho đến phút cuối cùng trước khi thi mới học nhồi nhét các tài liệu không đầy đủ và hi vọng qua được kì thi.
Kiểu học này KHÔNG hiệu quả, tạo ra nhiều căng thẳng về thi cử nhưng đây là cách nhiều học sinh vẫn đang làm trong toàn bộ thời gian của họ ở trường.
Trong phương pháp học chủ động, thầy cô giáo nên đăng tài liệu bài giảng lên website hay để học sinh biết cái gì sẽ được dạy tiếp để cho học sinh có thể đọc chúng TRƯỚC KHI lên lớp và chuẩn bị cho bài giảng. Bằng việc dành một số thời gian học tài liệu trước họ có thể tiết kiệm nhiều giờ học không hiệu quả về sau.
Vào ngày đầu tiên của lớp, tôi bao giờ cũng khuyên học sinh đi theo hướng dẫn “Cách học” của tôi như sau:
TRƯỚC KHI LÊN LỚP: Hai ngày trước khi lên lớp, học sinh phải đọc mọi tài liệu và chuẩn bị cho bài kiểm tra ngắn hay trả lời các câu hỏi liên quan tới tài liệu đọc. Tài liệu đọc của tôi đều ngắn, thường mất quãng 30 phút để đọc cho nên nó không làm nặng cho họ. Học sinh phải biết chủ đề và mục tiêu của bài giảng (tức là, nếu họ không biết họ đang học cái gì, họ không thể đi xa hơn). Tài liệu đọc của tôi phần lớn là những bài báo ngắn để cho họ biết về các khái niệm trong tài liệu bài giảng mà không đi xa hơn vào chi tiết.
TRONG KHI TRÊN LỚP: Học sinh phải lắng nghe chủ động trong bài giảng vì họ đã được chuẩn bị. Họ KHÔNG cần ghi chép vì tôi cũng đăng bài giảng của tôi (như, các slides và tài liệu tham khảo khác) trên website đi theo lớp. Tất nhiên, học sinh có thể viết ra các khái niệm chi tiết hay bất kì thông tin nhầm lẫn nào để cho họ có thể hỏi sau bài giảng. Tôi thường đọc bài giảng quãng 15 phút rồi bắt đầu phiên hỏi và đáp để cho phép học sinh hỏi bất kì thông tin không đầy đủ hay nhầm lẫn nào. Thảo luận lớp thường đi theo sau phiên hỏi nơi học sinh được khuyến khích viết ra mọi thông tin trao đổi trong những phiên này vào vở của họ.
SAU KHI LÊN LỚP: Trong vòng 4 giờ sau bài giảng, học sinh phải ôn lại ghi chép của họ để hiểu thông tin họ đã viết. Tôi thường khuyên họ so sánh ghi chép của họ với điều họ học TRƯỚC bài giảng và TRONG KHI trên lớp để nhận diện bất kì thông tin hay khái niệm nào còn bỏ sót. Họ phải kiểm với sách giáo khoa, tham chiếu tới slide bài giảng để lấp vào bất kì kẽ hở nào họ nghĩ còn bị thiếu. Đến lúc này, phần lớn học sinh đã học tài liệu ba lần cho nên họ phải có khả năng hiểu tài liệu đủ rõ. Nếu họ vẫn còn câu hỏi, họ có thể thảo luận với bạn bè trong nhóm học tập hay mang ra lớp ngày hôm sau trong phiên hỏi đáp.
Bằng việc có thông tin đầy đủ trong vở, với các khái niệm quan trọng, câu hỏi và câu trả lờ, họ có thể ôn lại chúng trước khi thi và phần lớn đều học tốt trong toàn bộ thời gian của họ ở trường.