Có việc làm mà không có bằng cấp

Có việc làm mà không có bằng cấp
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp Hoá học hai năm trước nhưng không thể tìm được việc làm. Trong năm qua, em đã học một số môn máy tính trực tuyến trong viết mã Java và C++. Em có thể phát triển websites dùng HTML 5 và Javascript. Liệu có thể có được việc làm phát triển phần mềm mà không có bằng cấp trong Khoa học máy tính không? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Ngày nay, do thiếu hụt trầm trọng người có kĩ năng kĩ thuật, có thể có được việc làm trong công nghiệp công nghệ cho dù KHÔNG CÓ bằng cấp. Tôi biết nhiều người làm việc ở các công ti như Google, Facebook, Microsoft và Amazon không có bằng Khoa học máy tính. Các quan chức điều hành Google và Facebook đã phát biểu rằng bằng cấp không phải là yêu cầu cho việc làm trong công ti của họ chừng nào mọi người còn có những kĩ năng mà họ cần. Nếu bạn có thể chứng tỏ tri thức và kĩ năng của bạn cho dù không có bằng cấp, bạn có cơ hội rất cao để có được việc làm ở đó. Năm ngoái, khi tôi dạy ở Hàn Quốc và Nhật Bản, tôi cũng biết rằng nhiều công ti ở đó cũng thuê các công nhân không có bằng cấp nếu họ có kĩ năng mà những công ti này cần.

Tất nhiên, để có việc làm phần mềm, bạn cần có kĩ năng viết mã, theo đó bạn đã có nhưng bạn vẫn cần qua được cuộc phỏng vấn nơi bạn phải trình diễn kĩ năng của bạn cho người quản lí thuê người. Bạn sẽ được yêu cầu giải quyết vấn đề và được yêu cầu viết ra giải pháp của bạn lên bảng. Bạn có thể chọn bất kì ngôn ngữ nào mà bạn thích nhưng Java là ngôn ngữ được ưa chuộng trong hầu hết cuộc phỏng vấn.

Lời khuyên của tôi là bạn cần chuẩn bị cẩn thận cho cuộc phỏn vấn. Chìa khoá KHÔNG phải là về biết cách viết mã mà là trình diễn năng lực của bạn và kĩ năng viết mã của bạn giỏi thế nào. Kĩ năng viết mã giỏi là tổ hợp của lí thuyết (như, Tư duy phê phán và giải quyết vấn đề) và thực hành (như, Thiết kế và Viết mã) nơi bạn sẽ phải giải thích từng bước bạn làm và tại sao bạn chọn giải quyết vấn đề theo cách đó. Bạn không thể chỉ yên lặng viết mã và hi vọng rằng bạn làm tốt mà bạn cần giải thích thuật toán và tư duy logic của bạn nữa.

Đó là lí do tại sao bạn cần hiểu cơ sở Khoa học máy tính như thuật toán, cấu trúc dữ liệu. Tôi biết nhiều sinh viên bắt đầu Khoa học máy tính bằng việc học ngôn ngữ lập trình nhưng ở Carnegie Mellon, chúng tôi bao giờ cũng bắt đầu bằng môn “Nhập môn vào hệ thống máy tính” để chắc sinh viên hiểu mọi khái niệm cơ bản là nền tảng của mọi ngôn ngữ lập trình trước khi học cách viết mã. Nếu bạn không biết rõ những điều căn bản này, bạn nên quay lại và ôn sách giáo khoa Khoa học máy tính về những chủ điểm này.

Bằng việc giải thích giải pháp của bạn trong cuộc phỏng vấn, bạn cũng trình diễn kĩ năng giải quyết vấn đề của bạn nữa. Phần lớn những nhà quản lí sẽ bị ấn tượng với việc bạn giải thích tốt thế nào cho các vấn đề của họ. Giải quyết vấn đề là quá trình mà bạn giải vấn đề từng bước theo cách logic. Nó không có nghĩa giải pháp của bạn phải là đúng, nhưng chính việc giải thích cách bạn giải quyết nó mới được tính tới. Hiểu lầm chung trong các sinh viên là giải pháp đúng mới thành vấn đề, và nếu bạn làm nó sai, bạn trượt cuộc phỏng vấn. Theo quan điểm của người quản lí, bạn đang được đánh giá khi bạn được trao cho vấn đề để giải quyết như bạn hiểu vấn đề thế nào (như bạn hỏi họ để làm sáng tỏ vấn đề nếu bạn không biết rõ nó hay không.) Bạn phân tích nó thế nào (như, cách bạn chia vấn đề ra và bắt đầu giải nó từng phần một, điều chính là kĩ năng tư duy thiết kế.) Cách bạn chọn giải pháp (như, kĩ năng logic và giải quyết vấn đề của bạn) và cách bạn giải nó (như kĩ năng viết mã của bạn).

Bằng việc giải thích quá trình giải vấn đề của bạn cho họ, bạn cũng trình diễn kĩ năng trao đổi mà phần lớn những người quản lí cũng đang tìm kiếm. Trao đổi, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán là các kĩ năng mềm then chốt mà mọi công nhân đều phải có. Nếu bạn có thể giải thích mọi thứ theo cách logic, rõ ràng và bình thản, bạn sẽ làm tốt trong cuộc phỏng vấn.

TRI THỨC, KĨ NĂNG và NĂNG LỰC của bạn là quan trọng hơn bằng cấp, điều không là gì ngoài mảnh giấy. KHÔNG thành vấn đề liệu bạn có bằng cấp trong Hoá học, Sinh học, Toán học hay kinh doanh hay thậm chí KHÔNG có bằng cấp. Chính tri thức và kĩ năng của bạn làm cho bạn có việc làm và xác định ra nghề nghiệp tương lai của bạn.

Bài Viết Liên Quan

Mục đích giáo dục

Mục đích giáo dục Ngày nay nhiều sinh viên vào trường mà không có chiều hướng và mục đích nào. Một số người chỉ muốn qua được kì kiểm tra

Đánh giá năm phút

Đánh giá năm phút Là thầy cô giáo, chúng ta biết rằng việc đọc bài giảng không phải là phương pháp dạy hiệu quả nhất. Có bài kiểm tra cứ

Cơ hội tương lai

Cơ hội tương lai Theo một khảo cứu công nghiệp, công nghệ sẽ chi phối nhiều doanh nghiệp và cuộc sống của mọi người trong năm mươi năm tới hay

Dạy trẻ em viết mã

Dạy trẻ em viết mã Ngày nay trẻ em đang lớn lên trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ với điện thoại di động, laptop, YouTube, WeChat, và

Dạy công nghệ

Dạy công nghệ Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi dã đọc bài viết của thầy về cải tiến hệ thống giáo dục. Lí do căn bản của thầy là

Đi học nước ngoài phần 2

Đi học nước ngoài phần 2 Vấn đề chung trong các sinh viên quốc tế khi lần đầu tiên họ tới Mĩ là về ngôn ngữ. Nhưng điều đó có