Dạy và học

Dạy và học
Có những học sinh tới lớp nhưng chỉ đưa vào nỗ lực học ít nhất. Họ không tạo ra vấn đề hay hành vi xấu nào vì mọi điều họ muốn là qua được môn học và chuyển sang môn tiếp. Họ không bao giờ chú ý tới điều được dạy vì họ không coi tài liệu môn học là cái gì đó quan trọng cho nghề nghiệp hay cuộc sống của họ.

Một học sinh có lần nói với tôi: “Em có thể hiểu số học là cần thiết nhưng tại sao chúng em phải học thống kê? Em không thấy nó liên quan gì tới cuộc sống của em.” Học sinh có thể không quan tâm tới việc học một môn học khi họ không thấy sự liên quan của tài liệu được dạy. Là thầy cô giáo, chúng ta phải dành thời gian để giải thích TẠI SAO và LÀM SAO môn học sẽ giúp cho họ trong nghề nghiệp hay cuộc sống của họ, và không dùng đe doạn kiểu như: “Em phải học điều này vì nó là môn thi.”

Là thầy cô giáo, chúng ta cần giải thích cho học sinh tại sao tài liệu là quan trọng vì nó là chìa khoá để động viên họ học. Lúc bắt đầu mọi bài học, trước khi dạy môn học, tôi bao giờ cũng bắt đầu bằng tại sao nó là quan trọng với họ mà họ cần biết. Tôi thường dùng các ví dụ đơn giản có liên quan tới nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn, khi dạy môn học cấu trúc dữ liệu, tôi giải thích: “Chương trình máy tính bao gồm hai thứ: dữ liệu và thuật giải. Cấu trúc dữ liệu là cách lưu giữ và tổ chức thông tin trong máy tính để cho nó có thể được truy lục ra và dùng một cách hiệu quả. Nếu các em không tổ chức dữ liệu, làm sao máy tính của các em có thể tìm ra và xử lí dữ liệu đó được? Tưởng tượng rằng các em vào thư viện để tìm sách giáo khoa về học máy. Đầu tiên, em phải đi tới mục máy tính, rồi tới mục thuật giải nơi em có thể tìm ra các sách về học máy. Nếu tất cả các sách được tổ chức một cách ngẫu nhiên thì làm sao các em có thể tìm ra cuốn sách mà em cần? Cũng giống như thủ thư tổ chức mọi sách vào các mục đặc thù để cho em có thể tìm ra nó, là kĩ sư phần mềm, em cũng phải tổ chức dữ liệu của em tương ứng với một cấu trúc để cho chương trình của em có thể xử lí nó một cách hiệu quả.” Một khi học sinh hiểu lí do cho việc học môn học (TẠI SAO), thế tôi chuyển sang tài liệu (CÁI GÌ).

Kĩ thuật khác tôi thường dùng với các học sinh “không quan tâm” là mời họ tới văn phòng của tôi và thảo luận với họ về nghề nghiệp của họ. Tôi bắt đầu bằng việc hỏi: “Em có thể nghĩ bản thân em sẽ làm việc gì hay nghề gì lúc em tốt nghiệp không?” Sau khi họ cho tôi câu trả lời, tôi tiếp tục: “Em nghĩ em cần biết gì để có được việc làm đó?” Bằng việc làm cho họ nghĩ về chủ đề môn học là quan trọng thế nào cho tương lai của họ, một số người nhận ra rằng họ cần học tài liệu cho tốt. Đôi khi, tôi có thể thách thức họ: “Nếu em ở vị trí người đi thuê người tốt nghiệp đại học, và em có hai mươi ứng cử viên. Tất cả họ đều có bằng đại học thì em sẽ chọn họ thế nào? Em sẽ chọn một cách ngẫu nhiên hay bằng việc kiểm nghiệm kĩ năng của họ? Nếu họ đi tới câu trả lời hợp thức, tôi sẽ hỏi “Em sẽ kiểm nghiệm các kĩ năng đó thế nào?”

Là thầy cô giáo, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt hơn với các học sinh bằng cách biểu lộ cho họ rằng chúng ta chăm nom. Chúng ta cần hiểu mối quan tâm của họ và động cơ trong việc học môn học. Học sinh kính trọng thầy cô giáo của họ sẽ có thể học chăm chỉ hơn vì họ không muốn làm thất vọng thầy cô của họ. Việc dạy ngày nay không chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là hướng dẫn, kèm cặp và hỗ trợ cho học sinh về CÁCH HỌC và phát triển thái độ học cả đời.

Bài Viết Liên Quan

Khi học sinh viện cớ

Khi học sinh viện cớ Nhiều học sinh “mơ ước” về có việc làm tốt nhưng đó chỉ là “mơ ước” vì một số người có những cái cớ để