Dư thừa công suất và câu chuyện Unused Capacity Cost

1. Dư thừa công suất là gì?
      Dư thừa công suất, là khi các nhà máy được xây dựng lên nhưng vì lý do gì đó không chạy hết công suất thiết kế, nguyên nhân có thể là do nhu cầu thị trường giảm hoặc công suất thiết kế của nhà máy quá lớn so với nhu cầu cần dùng. Sự dư thừa công suất này tạo ra một loại chi phí rất lớn được gọi là – Unused Capacity Cost
      Chi phí dư thừa công suất – Unused Capacity Cost có thể dễ tìm thấy nhất là “khấu hao”. Một nhà máy sản xuất 20% công suất thiết kế với nhà máy chạy 80% công suất nhiều khi có chi phí khấu hao như sau. Nhưng nếu nhà máy xây dựng xong chỉ chạy được 20% công suất thì giá thành sản phẩm sẽ cao hơn so với việc chạy tối đa công suất, như vậy vô hình làm giảm lợi thế cạnh tranh. Dư thừa công suất về con người thì hậu quả càng nặng nề hơn nữa. Hiệu suất làm việc sẽ bị giảm bởi con người có xu hướng trì hoãn nếu sức ép giảm. Con người sẽ bỏ đi hoặc không làm nếu thấy mình “nhàn dỗi quá mức”, chi phí tìm người mới để thay thế còn lớn hơn rất nhiều cả về mặt chi phí tuyển dụng, đào tạo cũng như sự phù hợp của vị trí đó. 
      Nhận ra sự tồn tại của Unused Capacity Cost và có biện pháp quản trị chi phí này tốt là điều mà các nhà quản trị tốt phải làm, chi phí này tuy vô hình, nhưng sức tàn phá doanh nghiệp cực lớn. Tương tự như việc bỏ tiền chạy quảng cáo trên tivi hay mạng xã hội một lượng tiền cực lớn nhưng lại quên cho logo hay thương hiệu của mình lên vậy, như vậy doanh nghiệp sẽ chả nhận được gì và điều đó trở nên vô ích. Sau một thời gian các dư thừa công suất này có thể sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng phá sản. 
      Chi phí này được quản trị như thế nào?
–   Nguồn phát sinh chi phí này từ đâu?
–   Tính chi phí này như thế nào?
–   Làm thế nào để cắt giảm chi phí này?
      3 câu hỏi trên được trả lời thì cũng sẽ dễ cho doanh nghiệp, nhưng nhiều khi phải sử dụng các mô hình bigdata để làm. Vì nếu CEO, CFO mà nhìn vào con số “chi phí dư thừa công suất này” được tính toán một cách rõ ràng thì tự khắc “giật mình” lên mà tìm cách giảm ngay. Chỉ có điều là gần như toàn bộ doanh nghiệp của ta chưa thể nhận ra sự tồn tại của chi phí này.
2. Vấn đề văn hoá ảnh hưởng đến dư thừa công suất như thế nào?
      Vấn đề văn hóa cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chi phí này. Một máy ảnh trị giá 30tr và một chiếc máy ảnh 100tr cùng cho ra một bộ ảnh trị giá 10tr với chất lượng tương đương hoặc hơn kém nhau đâu đó tầm 5% thì việc mua hàng loạt máy ảnh 100tr có phải là 1 điều đúng đắn. Tương tự như vậy một văn phòng hoành tráng đẹp lung linh tối đa 100 chỗ ngồi nhưng chỉ có 15 người thì đó là việc làm sai lầm.
      Có doanh nghiệp việc đang nợ nhà cung cấp đến vài tỷ nhưng lại đi vay ngân hàng cũng vài tỷ đó chỉ để đổi xe đi cho oách thì đó đang là vấn đề. Tâm lý cứ phải đi xe xịn, điện thoại sang, văn phòng hoành tráng mới có nhiều khách hàng đang ăn sâu vào tiềm thức của doanh nghiệp.
      Tất nhiên đó là với những doanh nghiệp tệ hại, còn những doanh nghiệp làm được thật sự thì việc mua xe xịn, văn phòng tiện nghi là điều nên làm, cái chính đừng để nó tạo ra chi phi sử dụng dưới công suất là được.

Bài Viết Liên Quan

Công nghệ và giáo dục

Công nghệ và giáo dục Vài tuần trước, một người bạn cũng là thầy giáo đã viết cho tôi rằng trường của anh ấy hiện thời đang áp dụng công

Giáo dục và thịnh vượng kinh tế

Giáo dục và thịnh vượng kinh tế Mọi người lãnh đạo đều biết rằng công nghệ là dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế, nó tạo ra nhiều

Cơ hội vàng

Cơ hội vàng Ngày nay thị trường việc làm cho Công nghệ thông tin đang “bùng nổ” khắp thế giới. Đây là cơ hội vàng cho nhiều sinh viên, và

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo Ngày nay, có thiếu hụt trầm trọng những người có kĩ năng Trí tuệ nhân tạo (AI). Mặc dầu nhiều trường đang thêm các lớp AI

Quản lí thời gian

Quản lí thời gian Một sinh viên viết cho tôi: “Em thường bị lạc hướng bởi các hoạt động khác và tụt lại sau trong học tập. Em đã thử