Giáo dục có cần không?

Giáo dục có cần không?
Một học sinh trung học viết cho tôi: “Vì có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp và người tốt nghiệp có việc làm trả lương thấp không thể nuôi nổi bản thân họ, câu hỏi của em là: “Giáo dục đại học có cần không? Có cách nào tốt hơn để làm ra tiền ngoài việc vào đại học? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Đại học KHÔNG dành cho mọi người nhưng trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, giáo dục đại học quả có cho em lợi thế hơn người khác, với giả định rằng em chọn lĩnh vực học tập đúng. Nếu đại học KHÔNG phải là điều em nghĩ trong đầu, em có thể vào trường hướng nghề để học một nghề. Bất kể chọn lựa của em, em cần được giáo dục để nghĩ và học về thế giới mà em đang sống trong đó. Em cần phát triển tri thức và kĩ năng nào đó, KHÔNG phải theo đuổi mảnh giấy có tên là “bằng cấp” hay “chứng chỉ.” Chính kĩ năng của em xác định ra điều em sẽ làm để kiếm sống. Chính kĩ năng của em xác định ra em sẽ làm ra bao nhiêu tiền. Chính kĩ năng của em xác định ra em có thể mua được cái gì, và nơi em sẽ sống và làm việc.

Vì em còn trẻ và vẫn ở trường trung học, em có thể chưa hiểu giá trị của giáo dục tốt nhưng xã hội chúng ta cần nhiều người có giáo dục, những người có thể chăm nom cho bản thân họ, gia đình họ và đóng góp cho nền kinh tế. ĐỪNG để tin tức về người tốt nghiệp bị thất nghiệp làm sao lãng em khỏi việc đi tới trường và học. ĐỪNG để những tin tức tiêu cực dẫn em tới nghĩ giáo dục là không cần thiết. ĐỪNG rơi vào trong quan niệm sai rằng mục đích của giáo dục là để có bằng cấp hay kiếm tiền.

Cho dù thầy không dạy em nhưng thầy có chăm nom tới em và những người trẻ như em vì thầy muốn thấy tất cả các em đều trở nên thành công trong cuộc sống. Thầy vui mừng là em đang hỏi câu hỏi này để cho em có thể làm quyết định đúng cho tương lai của em. ĐỪNG đánh đồng giáo dục với làm ra tiền vì giáo dục tốt còn quí hơn tiền nhiều. Giáo dục cho em tri thức về thế giới quanh em và vai trò và trách nhiệm của em trong thế giới. Giáo dục giúp em phát triển cách nhìn toàn cảnh về cuộc sống từ những góc khác nhau và điều em có thể thể làm với tri thức và kĩ năng của em. Tiền KHÔNG phải là mục đích của giáo dục mà chỉ là “sản phẩm phụ.” Em có bao giờ hỏi tại sao ngày nay, có nhiều tội ác, cướp bóc, và bạo hành không? Chính bởi vì một số người bỏ qua giáo dục và tập trung vào làm ra tiền, ngay cả theo cách phi pháp.

Chúng ta hãy hình dung rằng ai đó coi giáo dục là KHÔNG cần thiết và đi tìm việc làm với hi vọng làm ra tiền. Em có thể đoán bao nhiêu công ti sẽ bác bỏ anh ta vì anh ta không có kĩ năng được cần cho việc làm? Mỗi lần anh ta tới xin một việc làm, anh ta sẽ được đón chào bởi những người coi khinh anh ta vì anh ta không có điều họ đang tìm. Anh ta càng nhận được nhiều việc bác bỏ, anh ta càng ít hạnh phúc hơn và tiền anh ta ước ao có không bao giờ được hiện thực hoá, ngay cả trong mơ của anh ta. Em có thể hình dung gánh nặng mà anh ta phải mang vì anh ta không nhìn xa lên trước không?

Cách duy nhất để giữ cho cánh cửa cơ hội mở ra là nhận giáo dục tốt, bất kể trường nào em quyết định vào. Các trường và các thầy cô có đó để giúp em. Là học sinh trẻ, em vẫn có cơ hội làm cho tương lai của em tốt hơn, và thầy hi vọng rằng sẽ sẽ lấy cơ hội này để được giáo dục, để có khả năng tạo ra cuộc sống thoải mái và đóng góp cho xã hội của em.

Bài Viết Liên Quan

Khi học sinh viện cớ

Khi học sinh viện cớ Nhiều học sinh “mơ ước” về có việc làm tốt nhưng đó chỉ là “mơ ước” vì một số người có những cái cớ để

Hành vi của học sinh trong lớp

Hành vi của học sinh trong lớp Một thầy giáo viết cho tôi: “Thầy giải quyết ra sao với những học sinh bất kính và thường phá lớp? Xin thầy

Giáo dục có cần không?

Giáo dục có cần không? Một học sinh trung học viết cho tôi: “Vì có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp và người tốt nghiệp có việc

Cải tiến giáo dục

Cải tiến giáo dục Tuần trước, tôi nhận được một email từ một cô giáo trường trung học: “Tôi thích điều thầy viết về cải tiến hệ thống giáo dục

Thế hệ lầm lì nhất

Thế hệ lầm lì nhất Tuần trước, tôi đọc cuốn sách “Thế hệ lầm lì nhất” do Mark Bauerlein viết và tôi bị choáng bởi tác động của công nghệ

Khuyến khích hay Mong đợi

Khuyến khích hay Mong đợi Đêm qua tôi nhận được một email từ một học sinh: “Bố mẹ em ép em học cái gì đó mà em không thích. Họ