Giáo dục và thịnh vượng kinh tế
Mọi người lãnh đạo đều biết rằng công nghệ là dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế, nó tạo ra nhiều việc làm hơn và thịnh vượng kinh tế nhưng nhiều người KHÔNG biết cách làm cho điều đó có tác dụng cho nước họ. Mười năm trước, chiến lượng chung là về xây dựng các công viên công nghệ để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra việc làm. Nhiều nước đã chi hàng triệu hay hàng tỉ đô la vào xây dựng nhiều khu công viên để hấp dẫn các công ti nước ngoài với khuyến khích thuế và các qui tắc xuất nhập khẩu dễ dàng v.v. Ngày nay, chiến lược này không còn có tác dụng như được mong đợi. Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ với tự động hoá và robotics đã chiếm ưu thế hơn lao động chi phí thấp. Trên khắp thế giới, có nhiều khu công viên công nghệ với những toà nhà trống rỗng, văn phòng trống rỗng, và vài công ti nước ngoài và công ti địa phương với số giới hạn các việc làm. Thịnh vượng kinh tế không bao giờ tới như mọi người đã ước ao. Tất nhiên, không ai muốn thừa nhận rằng họ đã thất bại.
Công viên công nghệ KHÔNG phải là về xây dựng các vùng đặc biệt cho cơ xưởng và văn phòng. Công viên công nghệ KHÔNG phải là về cung cấp lao động rẻ để hỗ trợ cho cơ xưởng nước ngoài. Công viên công nghệ KHÔNG phải là về ban hành khuyến khích thuế đặc biệt cho xuất nhập khẩu. Nó là về việc tạo ra PHÁT KIẾN để giúp tăng trưởng kinh tế địa phương, cải tiến sức cạnh tranh của đất nước, và cải tiến việc kiếm sống của mọi người. Chất liệu then chốt của Công viên công nghệ là có công nhân có kĩ năng và nhà doanh nghiệp. Để làm cho Công viên công nghệ vận hành, bạn cần nhà doanh nghiệp người bắt đầu công ti riêng của họ và phát triển phát kiến nhưng điều đó không thể xảy ra khi KHÔNG có đủ người có kĩ năng về kĩ thuật. Và người có kĩ năng thì bắt nguồn từ hệ thống giáo dục chất lượng cho nên thay vì đầu tư vào đất đai, vào nhà cửa, tốt hơn cả là đầu tư vào giáo dục trước hết.
Không lâu trước đây, khi các công ti nước ngoài bắt đầu rút đi và đóng cơ xưởng của họ ở Trung Quốc, đã có hàng trăm nghìn công nhân mất việc làm và xu hướng này vẫn còn đang tiếp diễn. Chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể phụ thuộc vào các công ti nước ngoài cho nền kinh tế của họ thêm nữa và có lực lượng lao động có kĩ năng để tạo ra phát kiến mới và cạnh tranh là sống còn cho nền kinh tế của họ. Cuối năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã ban hành bản kế hoạch năm năm để hội tụ vào cải tiến giáo dục, đặc biệt trong công nghệ ở các đại học hàng đầu của họ. Họ tuyển những giảng viên khoa giỏi nhất trên khắp thế giới để dạy ở đó. Họ chi lương lớn cho những giáo sư có tài năng này để phát triển những chương trình đào tạo công nghệ cập nhật nhất. Đồng thời, họ làm việc kĩ lưỡng để đem những người Trung Quốc hải ngoại, những người có bằng cấp và kinh nghiệm phương Tây trở về nước để phát triển công nghiệp công nghệ Trung Quốc. Họ không còn bằng lòng với việc gửi học sinh ra nước ngoài và mất những tài năng của họ cho các nước chủ mà muốn tạo ra các đại học đẳng cấp thế giới của riêng họ để đảm bảo rằng họ có thể xây dựng một nền công nghiệp công nghệ mạnh hỗ trợ cho nền kinh tế đang sút giảm của họ.
Khi nhiều nước nhận ra giá trị của giáo dục chất lượng cao về khoa học và công nghệ, những nước khác vẫn còn tranh cãi về liệu thay đổi hay không hay cách thay đổi cho tốt hơn. Năm ngoái, trong Diễn đàn kinh tế thế giới, một diễn giả đã kết luận: “Việc tranh cãi là cái cớ khác để không làm gì cả. Giáo dục chất lượng là đầu tư chính của toàn bộ đất nước và phải được xem xét nghiêm túc. Giáo dục có thể làm giầu cho cuộc sống của con người; thúc đẩy doanh nghiệp; đem tới thịnh vượng, và giáo dục thế hệ tương lai về lợi ích của xã hội, và ích lợi cho đất nước. Bằng việc không làm điều đó, họ đang từ chối dành cho thế hệ tương lai của họ cơ hội để thịnh vượng trong Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này.”