Học chủ động cho ngày nay
Học chủ động là dùng tổ hợp của phân công việc trước khi lên lớp để làm cho học sinh sẵn sàng TRƯỚC KHI họ tới lớp và dùng thời gian trên lớp cho thảo luận, hỏi, trả lời và các hoạt động học tập khác rồi đánh giá việc học của học sinh bằng phân công bài tập về nhà, những câu hỏi ngắn và câu trả lời ngắn SAU KHI lên lớp để chắc học sinh đang học tốt tài liệu. Trong phương pháp này, học sinh phải chủ động hơn trong việc học của họ thay vì chỉ nghe thụ động bài giảng và học tài liệu về sau bất kì khi nào họ có thể học. Thầy cô giáo KHÔNG chỉ là người truyền thụ tri thức mà còn là người có thể giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm cho việc học của họ.
TRƯỚC KHI lên lớp, học sinh được yêu cầu đọc một số bài báo hay xem video ngắn để cho họ học cái gì đó về tài liệu của lớp (tức là, lần thứ nhất họ học.) Trong giờ lên lớp, thầy cô giáo cho bài giảng ngắn để tóm tắt các khái niệm quan trọng rồi dùng thời gian trên lớp dành cho thảo luận hay trả lời câu hỏi nơi học sinh học tài liệu ở mức độ sâu hơn (tức là, lần thứ hai họ học.) Bằng việc có đánh giá ngắn, bài tập về nhà, và câu hỏi ngắn SAU KHI lên lớp, học sinh có thể phát triển hiểu biết sâu hơn về tài liệu của lớp và áp dụng điều họ đã học để giải quyết vấn đề (tức là, lần thứ ba họ học.) Bằng việc có ít nhất ba lần học tài liệu, học sinh sẽ học ở mức độ sâu hơn. Mục đích của phương pháp này là tạo điều kiện lớn hơn cho việc học của học sinh để khớp với thời đại thay đổi nhanh ngày nay được dẫn lái bởi khoa học và công nghệ.
Ở đại học, đặc biệt trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM), việc học sâu hơn là mấu chốt, và thúc đẩy học sinh là người học chủ động là cần thiết. Việc dạy hiệu quả này được dùng rộng rãi ở các đại học hàng đầu và nên được khuyến khích ở các chỗ khác để đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư. Do đó, chương trình đào tạo nên được thiết kế lại để làm cực đại việc học để cho học sinh có thể có hiểu biết thấu đáo hơn về các khái niệm và có khả năng áp dụng chúng để giải quyết vấn đề.
Trong thiết kế môn học chủ động, thầy cô giáo cần thiết lập mục đích rõ ràng cho chủ điểm. (Mình muốn học sinh học cái gì?) Thầy cô giáo cần thiết kế các hoạt động để giúp cho học sinh đáp ứng mục đích học tập. (Mình muốn học sinh đọc, xem và học cái gì về khái niệm trước khi tới lớp? Làm sao mình chắc rằng học sinh đang làm điều đó?) và thiết kế các hoạt động lớp học để thúc đẩy việc học sâu hơn (tức là, Các hoạt động học tập nào học sinh có thể làm trong giờ lên lớp? Các hoạt động nào khác có thể được thực hiện trong giờ lên lớp?) và làm sao đánh giá việc học của họ. (tức là, Hoạt động nào học sinh có thể hoàn thành sau giờ lên lớp? Làm sao mình có thể đánh giá được việc học của họ sau từng giờ lên lớp? Hoạt động nào yêu cầu cho điểm và hoạt động nào học sinh sẽ làm vì họ có thể thấy kết nối giữa điều họ học và diều sẽ được cần trong nghề nghiệp của họ?)
Những hoạt động này thường cần thời gian để làm cho tốt. Viết mục đích học tập hiệu quả là kĩ năng mà thầy cô giáo phải thường xuyên làm. Thiết kế các hoạt động lớp học yêu cầu tâm trí sáng tạo và nhiều thực hành. Tuy nhiên, nếu bạn làm nó ít nhất ba lần, tôi nghĩ bạn sẽ học làm nó tốt và liên tục cải tiến phương pháp dạy của bạn.