Năm đầu ở đại học

Năm đầu ở đại học
Tôi nhận được một email từ một sinh viên năm thứ nhất: “Bố mẹ em thích đọc blog của thầy và bảo em đi theo thầy và nếu cần, hỏi lời khuyên. Em không có câu hỏi vào lúc này nhưng thầy sẽ cho lời khuyên nào cho sinh viên năm thứ nhất?”

Đáp: “Em vào đại học để được giáo dục. Được giáo dục KHÔNG CHỈ là về thu nhận tri thức MÀ CÒN là biết bản thân em và trưởng thành là người lớn có trách nhiệm, người có thể hỗ trợ cho gia đình em và đóng góp cho xã hội của em. Là sinh viên năm thứ nhất, em biết rằng em chỉ có một thời gian ngắn để chuẩn bị cho tương lai của em cho nên em nên coi thời gian là thứ quí giá và đừng làm phí hoài nó. Ngày nay, là sinh viên, tất cả các em là không khác với những người khác, nhưng trong năm hay mười năm nữa, sẽ có khác biệt đáng kể. Một số người trong các em sẽ tốt nghiệp trong khi những người khác có thể không tốt nghiệp. Một số người trong các em sẽ có việc làm tốt trong khi những người khác có thể bị thất nghiệp. Một số người trong các em có thể đi khắp thế giới trong khi những người khác không bao giờ rời khỏi nhà. Điều em làm, điều em học ở trường sẽ xác định ra tương lai của em cho nên ĐỪNG làm phí thời gian.

Có nhiều hoạt động không cần thiết làm sao lãng em khỏi việc học và em cần kỉ luật tự giác để tránh chúng. Chẳng hạn, nhiều sinh viên dành nhiều thời gian trên Facebooks, Twitters, Snapchat, WeChat hay trò chơi máy tính. Những phương tiện xã hội này có tính gây nghiện và làm phí thời gian quí giá. Một số phương tiện thậm chí có chứa tin tức và hình ảnh quảng cáo cho bạo lực, tính dục mà có thể ảnh hưởng tới tâm trí em và làm hại cho tinh thần của em. Tốt hơn cả là đọc sách, nhiều nhất có thể được, để giữ cho tâm trí em cởi mở và mở rộng tri thức của em. Là sinh viên, em cần biết điều đang xảy ra trên thế giới cũng như trong lĩnh vực học tập của em. Vì em còn trẻ, tâm trí em vẫn còn tươi tắn và em có thể học nhiều hơn cho nên thời gian ở đại học là thời gian tốt nhất để phát triển tâm trí của em và xây dựng tính cách của em.

Trong mọi đại học, có những sinh viên không có chiều hướng, không có mục đích trong học tập mà chỉ “trôi nổi” từ lớp này sang lớp khác vì họ không biết phải làm gì với cuộc sống của họ. Nhiều người có thể gây ản hưởng xấu lên em nếu em không cẩn trọng. Em phải hiểu rằng giáo dục đại học là đầu tư chính về tài chính, và thời gian cho nên em phải quản lí thời gian và nỗ lực của em tương ứng. Khi em học các kĩ năng được cần, em cũng phát triển tính cách của em để cho em có thể trưởng thành con người có trách nhiệm hơn. Sau rốt, đó là cuộc sống của em và tương lai của em và em là người DUY NHẤT chịu trách nhiệm cho điều đó.

Giáo dục truyền thống khuyến khích ganh đua giữa các sinh viên để chọn ra vài sinh viên hàng đầu. Mô hình đó là lỗi thời vì ngày nay sinh viên phải học kĩ năng làm việc tổ và cộng tác để làm việc với người khác. Tốt hơn cả là duy trì tiến bộ riêng của em thay vì so sánh bản thân em với ai đó. Đừng kiêu căng mà phải khiêm tốn, đó là chìa khoá để phát triển tính cách tốt hơn. Đừng phí thời gian vào tán gẫu, phê phán hay đánh giá người khác vì mọi người đều có hoàn cảnh riêng của họ. Em cần đối xử với mọi người bằng lòng tốt và hiểu biết. Sau rốt, em không bao giờ biết ai sẽ là ông chủ của em hay ai sẽ giúp em trong tương lai.

Thời gian ở đại học có nhiều thăng trầm cho nên đừng thất vọng về những điều có thể không xảy ra như em ao ước. Phải dũng cảm duy trì tiến trình riêng của em và giữ quan tâm vào việc học riêng của em. Mọi thứ sẽ tới và đi nhưng mục đích giáo dục của em phải vẫn còn như vậy. Nếu em có thể đi theo lời khuyên này, em sẽ học tốt.

Bài Viết Liên Quan

Học sinh của tương lai – Phần 1

Học sinh của tương lai – Phần 1 Để thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư, mọi học sinh đại học đều phải sở hữu tri thức

Giáo dục có cần không?

Giáo dục có cần không? Một học sinh trung học viết cho tôi: “Vì có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp và người tốt nghiệp có việc

Đột phá công nghệ

Đột phá công nghệ Nếu bạn nghĩ Trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ cướp mất việc làm của công nhân lao động trong dây chuyền lắp ráp trong các cơ

Đi học nước ngoài phần 3

Đi học nước ngoài phần 3 Trong nhiều thế kỉ, sinh viên châu Á được dạy phải thụ động và tuân theo kỉ luật trong lớp cho nên nhiều người

Thế lưỡng nan của công nghệ

Thế lưỡng nan của công nghệ Trong bốn mươi năm, Trung Quốc đã là trung tâm chế tạo cho thế giới nhưng trong vài năm qua, chế tạo của nó