Tại sao học sinh cần lập kế hoạch nghề nghiệp

Tại sao học sinh cần lập kế hoạch nghề nghiệp
Mọi năm, tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh kiểm điểm lại bản kế hoạch nghề nghiệp của họ để nhận diện các kẽ hở kĩ năng và chắc rằng họ có thể lấp đầy chúng trước khi tốt nghiệp. Phương pháp của tôi là đơn giản: “Nhận diện ba công ti em muốn làm việc, tìm việc làm em muốn làm, đọc mô tả việc làm để nhận diện các kĩ năng được yêu cầu, xác định liệu em có hay không có những kĩ năng đó, nếu em không có thì tìm các môn học giúp em phát triển những kĩ năng đó, học lớp đó, và khép lại kẽ hở.”

Phần lớn học sinh hiểu phương pháp của tôi về lập kế hoạch nghề nghiệp và điều họ phải làm. Năm ngoái, một học sinh không đồng ý với cách tiếp cận của tôi, anh ta cãi: “Sinh viên đại học phải KHÔNG hội tụ vào nghề nghiệp sớm vì điều đó tạo ra sức ép và lo nghĩ không cần thiết. Sinh viên phải hội tụ vào việc học cho tới khi tốt nghiệp để tìm ra điều họ muốn rồi mới lập kế hoạch nghề nghiệp của họ.” Trong thảo luận trên lớp tôi giải thích: “Bản kế hoạch nghề nghiệp là bản đồ giúp em trên cuộc hành trình giáo dục của em. Bằng việc có ý nghĩ sớm về nghề nghiệp tương lai của em, biết kĩ năng nào em cần sẽ giúp cho em chọn môn học thích hợp để phát triển những kĩ năng đó. Chẳng hạn, nếu em muốn làm việc trong Trí tuệ nhân tạo (AI), em cần phát triển những kĩ năng đặc biệt như Python, Java, và học một số môn học liên quan tới lĩnh vực này như Học máy, Học sâu v.v. Bên cạnh đó, em cần đọc về tin tức AI trong các tạp chí kĩ thuật, các bài nghiên cứu AI được xuất bản trong các tạp chí và blogs và các bài có liên quan tới nghề nghiệp AI.”

Anh ta cãi: “Nhưng sinh viên thường đổi ý, không phải mọi sinh viên đều biết điều họ muốn. Lập kế hoạch nghề nghiệp sớm có thể buộc họ vào cái gì đó mà họ có thể không thích.” Tôi giải thích: “Bản kế hoạch nghề nghiệp không cố định, mà linh hoạt, mỗi năm sinh viên đều phải kiểm điểm và điều chỉnh nó tương ứng với điều họ muốn. Khi em du hành, em cần bản đồ để hướng dẫn em nhưng em có thể đổi ý và điều chỉnh bản đồ cho khớp với điểm đến mới. Không có bản đồ, không có chiều hướng, em có thể bị lạc và trôi giạt từ khu vực này sang khu vực khác và làm phí thời gian của em.”

Anh ta hỏi: “Nếu em cứ luôn đổi ý thì em vẫn cần bản kế hoạch sao?” Tôi hỏi anh ta: “Nếu em không biết em muốn gì, em vẫn cần có bản kế hoạch và đổi nó mọi lúc em đổi ý. Việc có bản kế hoạch sẽ giúp cho em đánh giá bản thân em về điều em muốn làm. Mối quan tâm của em là gì, em giỏi hay không giỏi cái gì? Em có thể thăm dò nhiều nghề nghiệp, nhiều tuỳ chọn và làm quyết định về cái nào khớp nhất cho em. Một khi em biết điều em muốn thì em có thể nhận diện kĩ năng em cần để đạt tới mục đích nghề nghiệp. Nếu em vẫn bị lẫn lộn, đây là lúc tốt nhất để suy nghĩ về mối quan tâm của em và lập kế hoạch cho việc học của em.”

Anh ta dường như hiểu ra: “Em cần làm cái gì khác sau khi có bản kế hoạch nghề nghiệp?” Tôi nói thêm: “Mọi sinh viên đều cần đọc thường xuyên về xu hướng thị trường và xu hướng công nghệ. Nếu chúng thay đổi, em phải điều chỉnh bản kế hoạch của em và việc học của em tương ứng. Ngày nay, người tốt nghiệp đại học không thể chỉ làm việc trên một việc làm và dừng ở đó trong cả đời họ. Khi công nghệ thay đổi, họ phải điều chỉnh theo bất kì cái gì thay đổi, điều có được bằng việc học những kĩ năng mới để giữ việc làm của họ. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp và việc học đại học KHÔNG phải là những điều khác nhau mà là hai mặt của một đồng tiền. Đồng tiền của sinh viên là phải học và lập kế hoạch nghề nghiệp của họ đồng thời để làm tốt trong thị trường việc làm cạnh tranh này. Sự kiện là sinh viên không lập tốt kế hoạch nghề nghiệp của họ thường gặp khó khăn trong tìm việc làm. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp sớm trong khi vẫn trong nhà trường giúp cho sinh viên khám phá ra kiểu công việc nào họ muốn làm sau khi tốt nghiệp, cũng như cung cấp cho họ các kĩ năng được cần trong thị trường việc làm. Nhiều sinh viên thất bại khi xin việc làm sau khi tốt nghiệp vì họ không hiểu yêu cầu của việc làm mà họ xin vào. Các công ti KHÔNG thuê người tốt nghiệp dựa trên bằng cấp, nhưng dựa trên kĩ năng họ cần. Họ muốn người tốt nghiệp chứng tỏ rằng họ có điều công ti cần trong phỏng vấn việc làm.”

“Việc lập kế hoạch nghề nghiệp là bản chất trong thị trường cạnh tranh này, và mọi thầy cô giáo nên khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm chỉnh về nghề nghiệp của họ thậm chí trước khi họ bắt đầu vào đại học. Điều này có nghĩa là học sinh có thể làm quyết định tốt về môn học này họ cần học, kĩ năng nào họ cần phát triển trong thời gian ở đại học. Nếu họ không thể học được các kĩ năng họ cần trong đại học, họ có thể tìm phương án khác để có được chúng như học từ Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) hay một số bài học trực tuyến.”

Bài Viết Liên Quan

Quá khứ, hiện tại, và tương lai

Quá khứ, hiện tại, và tương lai Nếu chúng ta nhìn lại các thế kỉ quá khứ, chúng ta có thể thấy rằng yếu tố chính trong việc thiết lập

Đối thoại ở thung lũng Silicon (p2)

Đối thoại ở thung lũng Silicon (p2) Về truyền thống, các công ti thuê người tốt nghiệp đại học dựa trên tri thức và kĩ năng của họ. Với các

Tại sao học viết mã?

Tại sao học viết mã? Chúng đang sống trong một thời đại mà công nghệ chi phối gần như mọi thứ. Bất kể nơi bạn sống, hay điều bạn làm,

Giáo dục có cần không?

Giáo dục có cần không? Một học sinh trung học viết cho tôi: “Vì có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp và người tốt nghiệp có việc

Vai trò mới của thầy cô giáo

Vai trò mới của thầy cô giáo Một số học sinh tới lớp nhưng không học tốt vì họ tin rằng họ không “đủ thông minh.” Khi họ đối diện