Tư duy và học tập độc lập

Tư duy và học tập độc lập
Đêm hôm qua, tôi tìm thấy một bài báo cũ trong Bài kiểm điểm công nghệ của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tháng mười năm 2012 liên quan tới một thực nghiệm đặc biệt và tôi muốn chia sẻ với các bạn:

Tổ nghiên cứu MIT bắt đầu bằng một câu hỏi: “Liệu có thể để học sinh học mà KHÔNG CÓ thầy giáo được không? Bản thân họ có thể dạy lẫn cho nhau mà không có sự giúp đỡ nào được không?

Để có câu trả lời, tổ nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts đi tới các làng xa xôi ở Ethiopia. Họ đặt vài cái hộp có chứa máy tính bảng bên ngoài nhiều lều và dùng máy quay video để quay phim các hoạt động. Khảo cứu này bắt đầu khi trẻ em trong làng này thấy những cái hộp này bên ngoài lều của chúng. Vì nhiều người trong chúng không bao giờ tới trường, không biết cách đọc, vì làng của họ ở trong rừng sâu không trường học, không sách vở, không thầy cô giáo. Chúng có mở các hộp ra không? Chúng sẽ làm gì? Những người nghiên cứu MIT thậm chí không chắc chắn. Không có hướng dẫn trong hộp về phải làm gì vì đằng nào thì những đứa trẻ này cũng không biết đọc. Vậy cái gì đã xảy ra?

Theo bài báo này, chỉ mất 5 phút cho chúng mở hộp ra, vớ lấy máy tính bảng bên trong, tìm công tắc bật/tắt, và bật nguồn máy lên. Những người nghiên cứu MIT choáng khi thấy rằng cho dù không có kinh nghiệm nào trước về dùng công nghệ, không có bất kì đào tạo chính thức nào, chúng thậm chí không biết tiếng Anh và không bao giờ đọc bất kì tài liệu in nào, nhưng trong vòng vài ngày, những đứa trẻ này đã tích cực chơi với máy tính bảng và có khả năng tải xuống 47 apps vào máy tính bảng. Hai tuần sau chúng đã có khả năng hát bài hát ABC. Và năm tháng sau, một số đứa trẻ “đã chọc ngoáy máy tính bảng” để chuyên biệt cái nhìn và cảm của máy tính.

Trong thực nghiệm này, trẻ em học dùng máy tính bảng cho dù KHÔNG CÓ thầy giáo, chừng nào chúng có thiết bị mà chúng có thể chơi thì chúng có thể tự giáo dục cho chúng. Tổ nghiên cứu MIT kết luận rằng: “Các nhà giáo dục truyền thống có thể học được từ thực nghiệm này rằng đôi khi họ cần cho học sinh cơ hội để học THEO CÁCH RIÊNG CỦA CHÚNG. Sau nhiều tháng quan sát và theo dõi lũ trẻ này, tổ làm tài liệu về ích lợi của việc tự học này như sau:

1. Có khác biệt giữa việc ghi nhớ tài liệu chỉ để thi đỗ kì thi và rồi quên hầu hết nó và việc hiểu quá trình học. Học sinh không được cho cơ hội tự học không phát triển kĩ năng về CÁCH học và cách phân tích khái niệm từ nhiều cách nhìn vì thầy giáo buộc họ phải tuân theo các chỉ dẫn nghiêm ngặt, điều can nhiễu tới tính tò mò tự nhiên của học sinh.

2. Tự học hội tụ vào quá trình, không vào mục đích: Quá trình tự học là cuộc phiêu lưu mà có thể bị phá huỷ khi điều quan trọng nhất hội tụ vào “đỗ” hay “trượt.” Học sinh phải học rằng “thất bại” cũng là cơ hội học tập và có thể trở thành hạt mầm cho thành công về sau.

3. Không phải mọi học sinh đều học theo cùng nhịp. Hệ thống giáo dục truyền thống buộc học sinh học theo lịch biểu và loại bỏ học sinh học chậm. Phương pháp học chủ động để thầy cô giáo giám sát lớp học và cho phép từng học sinh học theo nhịp riêng của họ.

4. Giáo dục truyền thống tạo ra sợ thất bại và cản trở ‘khả năng vận hành trong thế giới thực’ của học sinh. Tự học cho phép học sinh quản lí việc học riêng của họ, điều bao gồm quản lí thời gian và các kĩ năng khác. Môi trường làm việc không giống như lớp học nơi mọi thứ đều có phương pháp và theo lệ thường. Tự học yêu cầu học sinh phát triển các kĩ năng khác như lập kế hoạch và tạo danh sách ưu tiên và hạn chót để đạt tới mục đích của họ. Họ cũng phải học cách giải quyết hiệu quả với sao lãng.

5. Đam mê và tò mò phát triển việc học sâu hơn: Có khác biệt lớn trong động cơ nếu thầy cô cho phép học sinh học cái gì đó mà thực sự khơi gợi mối quan tâm của họ. Động viên vượt qua chướng ngại là dễ dàng hơn nhiều khi học sinh được phép chọn môn học nào để giải quyết trước.

6. Khi mọi thứ trở nên khó, những người không bỏ đi là người quyết tâm dựa vào ý thức tự học riêng của họ.

7. Người tự học nhận biết nhiều hơn về những điểm mạnh điểm yếu riêng của họ. Điểm yếu chỉ là nguy hiểm như mức độ dốt nát mà người này có về nó. Việc tự học buộc học sinh phải vật lộn bằng cả điểm mạnh và điểm yếu của họ qua quá trình học.

8. Khi quá trình này là một phần của mục đích, thất bại không hoàn toàn đáng sợ. Khi sợ thất bại biến mất, dễ học nghệ thuật tự phê bình hơn nhiều. Các thầy cô giáo và lớp học truyền thống ít tạo ra chỗ cho thất bại vì mọi thứ đều dựa trên điểm số và kì thi.

Việc học không phải bao giờ cũng là con đường thẳng tắp. Thường thì nó là bước đi lộn xộn với nhiều đường vòng. Người tự học sẵn sàng và có năng lực lèo lái quá trình này trong khi những học sinh được cho sẵn thông tin từ thầy cô giáo sẽ bị nản lòng khi họ liều thử theo cách riêng của họ.

Nguồn: https://www.technologyreview.com/…/given-tablets-but-no-te…/

Bài Viết Liên Quan

Giáo dục và việc làm

Giáo dục và việc làm Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư đã nhận diện một số kĩ năng mà

Cải tiến ở khu vực nông thôn

Cải tiến ở khu vực nông thôn Ngày nay, nhiều người đang sống trong thành phố hơn là khu vực nông thôn. Mọi ngày, nhiều người từ khu vực nông

Giáo dục và thịnh vượng kinh tế

Giáo dục và thịnh vượng kinh tế Mọi người lãnh đạo đều biết rằng công nghệ là dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế, nó tạo ra nhiều

Học nhóm

Học nhóm Một trong những cách tốt nhất để học tập là học cùng bạn bè. Mặc dầu học nhóm là thông thường trong hầu hết các trường Mĩ nhưng