Tương lai đi tới

Tương lai đi tới
Hôm nay là ngày cuối cùng của các lớp học tại Carnegie Mellon University. Một số trong các sinh viên của tôi đang tốt nghiệp, số khác đang chuẩn bị cho việc thực tập của họ hay trở về nhà theo kì nghỉ hè. Trên khắp thế giới, hàng triệu sinh viên đang tốt nghiệp từ trường đại học và sẽ đi làm nhưng không may, một số người không làm việc theo điều họ đã học và nhiều người không tìm ra việc làm. Sau nhiều năm học tập với mong đợi lớn, đó là kinh nghiệm choáng váng với họ rằng tương lai của họ bây giờ bất định và thời gian ở trường của họ có thể bị phí hoài.

Hiện thời, có sự không tương xứng giữa điều thị trường yêu cầu và điều nhiều trường đang dạy. Tranh cãi về cải tiến hệ thống giáo dục vẫn tiếp tục trong nhiều năm mà không có hành động thực tế nào, sinh viên tiếp tục tốt nghiệp với các bằng cấp mà không có giá trị trong thời đại đang thay đổi này. Ở một số nước, nhiều người tốt nghiệp đại học không thể có được việc làm vì họ không có kĩ năng đúng vì hệ thống giáo dục của họ không theo kịp với thời đại đang thay đổi. Đồng thời, có hàng triệu việc làm không được lấp kín ở mọi nước vì không có người đủ phẩm chất xin vào. Không có hành động đúng, nhiều người ở những nước này sẽ không thể có việc làm trong cả đời.

Tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh hỏi lời khuyên và tôi đã trả lời họ bằng nhiều bài viết về xu hướng việc làm hiện thời cũng như cơ hội việc làm có nhu cầu cao. Tôi cũng thấy rằng việc lập kế hoạch nghề nghiệp không sẵn có ở một số trường và học sinh thường không lập kế hoạch cho bất kì cái gì mãi tới khi quá trễ. Thậm chí ngày nay, nhiều trường không cung cấp cho học sinh lời khuyên nghề nghiệp mà cho phép họ lựa chọn lĩnh vực học tập đúng đắn, nơi họ có thể đóng góp cho xã hội của họ. Nhiều cố vấn nhà trường là những người hàn lâm có tri thức giới hạn về nhu cầu công nghiệp hay xu hướng toàn cầu để giúp cho học sinh trong nghề nghiệp của họ. Vài năm trước đây, một cố vấn nghề nghiệp đã nói với tôi: “Tôi chỉ bảo họ học y, nha khoa và dược khoa vì đây là những nghề tốt nhất. Những nghề khác là tuỳ ở họ chọn bất kì cái gì.”

Ngày nay, ở lúc bình minh của cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư, học sinh cần các chi tiết hơn về các nghề nghiệp đa dạng được cần khẩn thiết trong mười hay hai mươi năm nữa để cho họ có thể chuẩn bị từ sớm. Cả học sinh và gia đình của họ phải có đủ thông tin về nghề nghiệp nào đang có nhu cầu cao, bằng cấp nào và phẩm chất hay kĩ năng nào họ phải phát triển để đáp ứng cho các nghề nghiệp này để cho họ biết cần học môn nào mà cho họ cơ hội việc làm tốt nhất. Bên cạnh các cố vấn nhà trường, bản thân học sinh và gia đình họ cũng phải tích cực tìm nhiều thông tin nghề nghiệp hơn trên Internet để cho họ có thể làm quyết định có thông tin về tương lai của họ nữa.

Lời khuyên của tôi cho học sinh là họ không thể chờ đợi thụ động sự giúp đỡ của bố mẹ họ mà phải chủ động lập kế hoạch cho tương lai của họ dựa trên mối quan tâm của họ và hội tụ vào phát triển kĩ năng mà sẽ ích lợi cho họ trong nghề nghiệp của họ. Điều quan trọng với họ là suy nghĩ nghiêm chỉnh về nghề nghiệp dài hạn thay vì chỉ có được việc làm hay bằng cấp như một số học sinh đang chỉ hội tụ vào “Bằng cấp” thay vì “Tri thức và kĩ năng.” Họ hội tụ chỉ vào việc thi đỗ kì thi và chuyển sang mức tiếp mà không học gì rồi bị thất vọng khi họ không thể tìm được việc làm. Tôi thường nói với học sinh của tôi rằng có việc làm là dễ nhưng giữ nó, liên tục trưởng thành theo nó và tận hưởng điều họ làm mới là quan trọng. Do đó họ phải xét tới mối quan tâm của họ, đam mê của họ khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp của họ và chọn lĩnh vực học tập nào cho đúng để học. Điều đó cũng yêu cầu sự cân bằng giữ cách nhìn cá nhân của họ và các cơ hội thị trường tương lai.

Ngày nay, giáo dục đại học là sẵn có cho hầu hết mọi người nhưng chất lượng là vấn đề chính ít nhận được sự chú ý. Có miền rộng các chương trình bằng cấp cung cấp ra nhưng người tốt nghiệp của họ thậm chí không thể thực hiện được ở mức tối thiểu điều được người chủ lao động mong đợi. Chừng nào chúng ta chưa thể giải quyết được vấn đề này, người tốt nghiệp của chúng ta sẽ vẫn không có khả năng cạnh tranh trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Vì cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này đang gây ra toàn thể mức độ công nghệ mới và làm thay đổi toàn thế giới, nó sẽ phá vỡ mọi doanh nghiệp, mọi nền kinh tế, mọi nước, và phá huỷ nhiều việc làm hiện thời bằng tự động hoá và “phần mềm khôn.” Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tạo ra nhiều việc làm mới mà sẽ dẫn lái tăng trưởng kinh tế nhưng những người ít giáo dục và ít kĩ năng hơn là cực kì bất lợi khi cuộc cách mạng này tiến triển trong vài năm tới. Bây giờ hơn bao giờ hết, mọi nước đều cần có lực lượng lao động có giáo dục để cạnh tranh và phòng thủ các quyền lợi của họ chống lại các nước khác. Tương lai của một nước phụ thuộc vào cách họ giáo dục thế hệ tiếp, cách họ cung cấp cho các công dân tri thức và kĩ năng đúng, và cách các nhà giáo dục của họ chấp nhận sứ mệnh của họ để giáo dục và hướng dẫn học sinh của họ đóng góp cho nền kinh tế tương lai.

Bài Viết Liên Quan

Quá khứ, hiện tại, và tương lai

Quá khứ, hiện tại, và tương lai Nếu chúng ta nhìn lại các thế kỉ quá khứ, chúng ta có thể thấy rằng yếu tố chính trong việc thiết lập

Dành cho học sinh trung học

Dành cho học sinh trung học Một học sinh trung học viết cho tôi: “Em sẽ vào đại học năm tới và dựa theo lời khuyên trên blog của thầy,

Đi học nước ngoài phần 1

Đi học nước ngoài phần 1 Đi học nước ngoài là đầu tư chính của gia đình. Mọi bố mẹ đều hi vọng rằng bằng việc cho con cái mình

Sau kì thi

Sau kì thi Đêm qua, tôi nhận được email của một học sinh : “Em đã đỗ kì thi trung học và sẵn sàng vào đại học. Dựa trên bài

Phân tích doanh nghiệp

Phân tích doanh nghiệp Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp trong Quản trị kinh doanh nhưng không thể tìm ra việc làm. Bố mẹ em gợi ý